Vùng Chậu Thường Xuyên Bị Đau Vậy Đau Nguyên Nhân Do Đâu
Đau vùng chậu là một trong những dấu hiệu đau xương cùng cụt thường xuất hiện nhiều ở nữ giới nhưng rất nhiều chị em bỏ qua biểu hiện này. Những cơn đau sẽ tăng dần và gây ra rất nhiều nguy hiểm, do đó chị em phụ nữ không nên xem thường bệnh.
Để biết đâu là những nguyên nhân khiến vùng chậu bạn bị đau thường xuyên, hãy cùng theo dõi thêm thong tin được các bác sĩ chuyên phụ khoa đem đến trong bài viết sau.
Dấu hiệu đau vùng chậu ở nữ giới biểu hiện thế nào?
Đau vùng chậu ở nữ giới là tình trạng các cơn đau xuất hiện ở vùng xương chậu, vùng bụng dưới rốn và có thể là cả cơ quan sinh dục.
Đau vùng chậu có 2 giai đoạn là đau cấp tính và mãn tính. Đau vùng chậu cấp tính là những cơn đau xuất hiện đột ngột rồi biến mất sau đó. Còn với đau vùng chậu mãn tính là các cơn đau thường xuyên xuất hiện, kéo dài từ 3 – 6 tháng. Cụ thể như sau:
Đau vùng chậu là dấu hiệu của nhiều bệnh phụ khoa nguy hiểm
● Các cơn đau vùng chậu có thể xuất hiện từng cơn hoặc âm ỉ kéo dài, đau nhói hoặc đau giống chuột rút khiến người bệnh khó chịu.
● Cơn đau thường bắt đầu ở một chỗ gần xương cụt sau đó lan rộng ra các vùng khác như 2 bên vùng chậu, lan xuống háng, hai chân và tới mắt cá chân...
● Tình trạng đau sẽ dần dần tăng mức độ và tần suất theo mức độ nặng nhẹ của bệnh. Đặc biệt, cơn đau sẽ dữ dội hơn khi người bệnh vận động mạnh, đứng lên, ngồi xuống quá đột ngột.
● Các triệu chứng đau xương cùng cụt có thể xuất hiện và tự biến mất sau vài ngày, nhưng sau đó sẽ xuất hiện lại
● Nếu như không thăm khám và hỗ trợ điều trị kịp thời thì người bệnh sẽ phải chịu những ảnh hưởng nặng nề về sức khỏe và cuộc sống.
Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau vùng chậu ở nữ giới
Các bác sĩ chuyên phụ khoa cảnh báo, những cơn đau vùng chậu xuất hiện khi một số bộ phận như tử cung, vòi trứng, buồng trứng, âm đạo… gặp vấn đề. Nguyên nhân cụ thể bao gồm:
1. Đau ruột thừa
➢ Đây là căn bệnh nên nghĩ đến đầu tiên khi bị đau vùng chậu, vì nếu không cấp cứu kịp thời, có thể nguy hiểm đến tính mạng.
➢ Biểu hiện điển hình là đau vùng chậu phía dưới rốn nhất là bụng dưới bên phải, cơn đâu tăng mạng và không co chân phải lên được. Các triệu chứng kèm theo có thể bao gồm buồn nôn, nôn mửa và sốt.
2. Bệnh viêm vùng chậu (PID)
➢ Đây là bệnh phổ biến nhất có biểu hiện đau vùng chậu (với hơn 60% người bị viêm vùng chậu khi có triệu chứng đau vùng chậu)
Viêm vùng chậu là bệnh lý điển hình khí có tình trạng đau vùng chậu
➢ Nguyên nhân là do viêm, nhiễm trùng ở các cơ vùng xương chậu, nó cũng có thể là một biến chứng của bệnh tình dục. Cơn đau sẽ lan đến bụng, dịch âm đạo xuất hiện nhiều, đau khi giao hợp hoặc đi tiểu bất thường là những triệu chứng phổ biến của bệnh này.
➢ Viêm vùng chậu có thể gây ảnh hưởng đến các ống dẫn trứng, buồng trứng và tử cung gây ra biến chứng nguy hiểm.
3. U nang buồng trứng
➢ U nang buồng trứng là những vùng chứa đầy chất lỏng tích tụ lâu ngày khi có một hay vài nang không phát hành thành trứng.
➢ Triệu chứng u nang buồng trứng thường gặp bao gồm đau vùng chậu mạnh, kinh nguyệt không đều, áp lực vùng chậu hoặc đau sau khi giao hợp. Đau vùng chậu và đi tiểu đau có thể xảy ra khi các u nang đã phát triển lớn.
4. U xơ tử cung
➢ U xơ tử cung là khối u phát triển trong thành tử cung (khối u lành tính hoặc tăng trưởng). Một số u xơ tử cung gây ra cơn đau vùng chậu (nhẹ, trung bình hoặc nặng), đau khi giao hợp, đau vùng chậu và có thể cản trở khả năng thụ thai của người phụ nữ.
5. Lạc nội mạc tử
➢ Lạc nội mạc tử là sự phát triển của các mô nội mạc tử cung (mô tử cung) tại khu vực bên ngoài tử cung. Mô này có thể gắn với nhiều cơ quan khác như buồng trứng, bàng quang hoặc ruột
➢ Mô này bị phá vỡ hàng tháng giống như mô nội mạc tử cung bình thường nhưng những mảnh mô và một số máu lưu lại trong xương chậu hoặc bụng có thể gây ra đau vùng chậu và bụng định kỳ.
6. Nhiễm trùng đường tiết niệu
➢ Một nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) có thể gây ra cơn đau vùng chậu. Nếu bị UTI, bạn sẽ có các triệu chứng như đi tiểu đau, tiểu khó, thường xuyên muốn đi tiểu, áp lực vùng chậu kèm theo đau...
Tình trạng nhiễm trùng đường tiểu khiến các cơ vùng chậu và xương mu bị đau
➢ Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể liên quan đến thận nên gây ra tình trạng đau bên sườn, sốt, buồn nôn...bệnh lây lan có thể ảnh hưởng đến bàng quang và gây suy thận
7. Hội chứng ruột kích thích (IBS)
➢ Các triệu chứng chuột rút đau đớn trong vùng chậu và vùng bụng kèm theo đầy hơi, táo bón hoặc tiêu chảy... có thể là do hội chứng ruột kích thích gây ra. Đây là một căn bệnh mãn tính và thường tái phát.
8. Viêm bàng quang kẽ (IC)
➢ Đau vùng chậu mãn tính tái phát là một dấu hiệu của viêm bàng quang kẽ (IC). Áp lực và đau ở vùng xương chậu, buồn đi tiểu, đi tiểu đau và đau trong khi giao hợp... cũng có thể xảy ra khi bạn bị bệnh này.
➢ Bệnh nếu không điều trị sẽ ảnh hưởng đến chức năng bài tiết của bàng quang và viêm nhiễm ngược dòng lên các cơ quan ở phía trên
9. Bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs)
➢ Các bệnh tình dục gây đau vùng chậu phổ biến nhất là Chlamydia và bệnh lậu dù biểu hiện không mấy rõ ràng.
➢ Người bệnh sẽ nhận thấy niệu đạo sưng đỏ, chảy dịch, ngứa rát vùng kín và đau vùng chậu, đau bộ phận sinh dục...
➢ Bệnh xã hội có biến chứng nguy hiểm có thể gây vô sinh và lây lan rất lớn trong cộng đồng
10. Sa vùng chậu
➢ Sa vùng chậu là trường hợp một cơ quan vùng chậu như bàng quang hay tử cung rơi vào một vị trí thấp hơn bình thường và có thể chạm vào ống âm đạo.
➢ Tình trạng này dẫn đến đau vùng chậu, gây áp lực đè lên âm đạo. bàng quang, tử cung...Tình trạng này thường xảy ra ở phụ nữ lớn tuổi.
11. Hội chứng tắc nghẽn vùng chậu
➢ Hội chứng sung huyết vùng chậu xảy ra khi tĩnh mạch vùng chậu trở nên sưng lên và đau đớn do lưu lượng máu thấp , giống như giãn tĩnh mạch có thể phát triển ở chân.
➢ Cơn đau vùng chậu gây ra bởi các tĩnh mạch thường tăng lên cùng khi bạn ngồi hoặc đứng và có thể giảm khi bạn nằm thoải mái
12. Mang thai ngoài tử cung
➢ Nếu bạn bị trễ kinh và trước đó có quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp an toàn, thì khi nhận thấy những cơn đau nhói, quặng ở tử cung, chảy máu âm đạo bất thường... thì nên nghi ngờ mình có nguy cơ mang thai ngoài tử cung
➢ Thai ngoài tử cung nếu phát hiện sớm có thể được điều trị kịp thời, nếu để lâu có thể gây chảy máu hoặc vỡ ống dẫn trứng, dẫn đến vô sinh về sau
13. Sỏi thận
➢ Sỏi thận thường hình thành trong thận hoặc niệu quản (là ống dẫn nước tiểu từ thận đến bàng quang).
➢ Người bị bệnh sỏi thận sẽ có cảm giác đau vùng chậu vì những viên sỏi này kích thích niệu quản, va chạm bên trong lòng thận gây đau. Một số triệu chứng của bệnh có thể kèm theo đi tiểu ra máu.
Ngoài ra, những cơn đau vùng bụng dưới, đau vùng chậu cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo chu kì kinh nguyệt sắp đến hoặc đau khi bạn đang trong thời gian rụng trứng
Để biết chính xác nguyên nhân hình thành nên những cơn đau vùng chậu của mình là gì, chị em cần nhanh chóng tư vấn phụ khoa online cùng bác sĩ chuyên khoa hoặc đến tại các địa chỉ khám phụ khoa để được chẩn đoán chính xác và hỗ trợ điều trị kịp thời.
Tuyệt đối không nên chủ quan hay bỏ qua những dấu hiệu đau vùng xương chậu vì đây đều là dấu hiệu của các bệnh nguy hiểm, nếu để bệnh nặng, các cơn đau lan rộng mới chịu đi khám, thì lúc này quá trình hỗ trợ điều trị sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn, nguy cơ biến chứng là rất cao.
Hi vọng với những thông tin trên sẽ giúp chị em biết được vùng chậu thường xuyên bị đau, vậy đâu là nguyên nhân? Để được tư vấn, đặt lịch khám và điều trị bệnh tại Phòng Khám Nam Phụ Khoa HCM, mọi người có thể liên hệ với chúng tôi bằng cách sau:
► Cách 1: Để lại số điện thoại ở khung chat, các bác sĩ sẽ gọi lại ngay cho bạn. hệ thống tư vấn trực tuyến
► Cách 2: Bấm vào khung chat để nhắn tin, trò truyện, chia sẻ cùng đội ngũ y bác bác sĩ của phòng khám. Hoặc trực tiếp đến Phòng Khám Nam Phụ Khoa HCM theo địa chỉ: Nguyễn Văn Cừ , Q.5, TP.HCM.