⚕️Chế Độ Ăn Uống Dành Cho Bệnh Nhân Xơ Gan Cổ Trướng

Tham vấn y khoa:BasiNguyen
9.7 / 10 (3 bình chọn)
⚕️Chế Độ Ăn Uống Dành Cho Bệnh Nhân Xơ Gan Cổ Trướng
hình ảnh phòng khám đa khoa hồng phong

       Bác sĩ Phòng Khám Nam Phụ Khoa HCM cho biết, bệnh xơ gan khi đã tiến triển đến giai đoạn cuối, triệu chứng biến chứng rõ rệt nhất đó là hiện tượng cổ trướng. Hiện tượng này là sự tích tụ nước và chất dịch ở khoang bụng, ngày càng nhiều khiến cho bụng to, xệ, da bụng căng bóng, mức độ nặng sẽ đẩy rốn lồi ra. 

Cổ trướng (Ảnh minh họa)

Vì sao xảy ra hiện tượng cổ trướng

       Các bệnh về gan mãn tính nếu không được điều trị hoặc điều trị không hiệu quả sẽ dẫn đến biến chứng xơ gan, nếu tình trạng xơ gan vẫn không được kiểm soát qua quá trình điều trị, khi đã bước sang giai đoạn cuối của xơ gan sẽ gây nên hiện tượng cổ trướng. Xơ gan giai đoạn cuối được mô tả với hình thái xơ cứng, sáng màu, sần sùi và thu nhỏ của lá gan. Các mô xơ làm cản trở quá trình lưu thông của máu qua gan, tạo nên nút thắt của tĩnh mạch tại gan. 

       Lúc này, nồng độ protein huyết tương giảm xuống và áp suất tĩnh mạch tăng lên khiến cho nước và các chất dịch khác thẩm thấu theo cơ chế cân bằng nội môi ra ngoài tĩnh mạch và tràn vào khoang bụng. Khoang bụng là khoảng trống nằm giữa thành bụng và thành lá tạng, khi lượng nước và dịch đổ vào đây tăng lên sẽ làm khoang này phình lên. Bên cạnh đó, việc các mô xơ chiếm thể tích làm chèn ép các tĩnh mạch gan, áp lực lưu thông tĩnh mạch  và mạch bạch huyết khiến các hệ thống mạch này giãn to, làm rỉ dịch ra. Về lâu dài, lượng dịch sẽ tràn từ gan vào ổ bụng. Tùy vào lượng dịch tích tụ mà mức độ cổ trướng sẽ nặng hay nhẹ.

Chế độ ăn uống dành cho bệnh nhân cổ trướng

Chế độ ăn nhạt rất quan trọng với bệnh nhân xơ gan cổ trướng (Ảnh minh họa)

       1. Chế độ ăn nhạt: là quan trong nhất. Chế độ ăn khoảng 800mg Na+ / ngày hay 2g NaCl (có thể ăn nhạt từ 2 - 6g NaCl / ngày tùy theo mức độ phù, cổ trướng). Như đã giải thích về cơ chế gây cổ trướng là do sự chênh lệch về nồng độ thẩm thấu giữa phía ngoài và trong thành tĩnh mạch, nên việc cần thiết đối với chế độ ăn đó là kiểm soát lượng Natri cung cấp để giảm nồng độ này trong máu, hạn chế tình trạng thẩm thấu từ tĩnh mạch tràn ra khoang bụng, giúp làm giảm tình trạng tích tụ cổ trướng. 

       2. Hạn chế nước: Tổng lượng nước nhập khoảng 1000 - 1500ml/ngày, hạn chế nước quan trọng nhất trong trường hợp lượng Natri máu ≤ 120mEq /l. Việc hạn chế nước nhằm kiểm soát lượng nước cung cấp cho cơ thể, để tránh làm tăng áp lực tĩnh mạch, giảm khả năng gây biến chứng xuất huyết tĩnh mạch và các biến chứng làm vỡ tĩnh mạch bao tử và thực quản.

Những biện pháp kết hợp trong việc điều trị cổ trướng

   Nghỉ ngơi tuyệt đối tại giường (vì thanh thải thận được cải thiện ở tư thế nằm nghỉ).

   Sử dụng các loại thuốc lợi tiểu như: Aldosteron, Spironolacton, Furosemide hoặc Tthiazide. 

   Khi cổ trướng không có biểu hiện thuyên giảm hoặc bụng quá căng, có thể sử dụng biện pháp chọc tháo dịch cổ trướng.

   Những biện pháp có thể thể thực hiện nhưng chi phí tốn kém và khó thực hiện như: ghép gan, truyền Albumine hoặc huyết tương...

Bài viết: ⚕️Chế Độ Ăn Uống Dành Cho Bệnh Nhân Xơ Gan Cổ Trướng

Được đăng bởi: Chuyên Viên Tư Vấn Ngân

Ngày:

BÀI VIẾT XEM THÊM
HỖ TRỢ TƯ VẤN 24/7

Đặt hẹn, tư vấn Online 24/24 miễn phí

Chào bạn! Tôi là bác sĩ tư vấn trực tuyến, hãy đặt câu hỏi để được tư vấn miễn phí.

Cuộc đối thoại đã được bảo mật, mời bạn đặt câu hỏi!

Chat với Bác Sĩ Gọi cho Bác Sĩ
hình ảnh phòng khám đa khoa hồng phong

Ưu đãi từ 25/06 đến 15/07/2018, giảm 10% chi phí phẫu thuật và điều trị, xét nghiệm tổng quát nam khoa 450.000đ, bệnh xã hội 250.000đ, 20% chi phí thủ thuật và 30% phí kiểm tra thai.

Gọi ngay x