Xét Nghiệm Chức Năng Chẩn Đoán Được Những Bệnh Gan Nào
Gan là cơ quan nội tạng quan trọng, thực hiện nhiều chức năng bài tiết, lọc các chất độc trong cơ thể. Vì thế, việc thường xuyên theo dõi định kỳ, làm các xét nghiệm là vô cùng cần thiết. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn các bạn tổng quan về xét nghiệm chức năng để giúp xác định tình trạng sức khỏe của gan bằng cách đo nồng độ Protein, Men gan và Bilirubin trong máu.
Xét nghiệm chức năng gan là gì?
Xét nghiệm chức năng có thể giúp bác sĩ kiểm tra chức năng của Gan cũng như phát hiện các tổn thương ở gan. Những loại xét nghiệm chẩn đoán bệnh gan này giúp đo nồng độ Protein và Enzyme trong máu.
Xét nghiệm chức năng Gan có thể giúp phát hiện các loại bệnh sau:
+ Kiểm tra tổn thương do nhiễm trùng gan như viêm gan B và C.
+ Kiểm tra các tác dụng phụ của một số loại thuốc khác mà có ảnh hưởng đến gan.
+ Tiền sử bệnh gan, để theo dõi bệnh và cách điều trị hiệu quả hơn.
+ Các triệu chứng rối loạn chức năng gan.
+ Các bệnh như xơ gan, tiểu đường, cao huyết áp hoặc thiếu máu, triglyceride cao.
Các loại xét nghiệm chức năng gan phổ biến
Một số xét nghiệm chức năng gan phổ biến:
Nhóm xét nghiệm đánh giá tình trạng hoại tử gan
AST (Aspartate aminotransferase) hiện diện ở cơ tim và cơ vân nhiều hơn ở gan. Ngoài ra, AST còn có ở thận, não, tụy, phổi, bạch cầu và hồng cầu. Bình thường AST < 40 UI/L.
ALT (Alanine aminotransferase) hiện diện chủ yếu ở bào tương của tế bào gan cho nên sự tăng ALT nhạy và đặc hiệu hơn AST trong các bệnh gan. Bình thường ALT < 40 UI/L.
Các transanminase tăng cao khi bạn mắc hầu hết các bệnh về gan, nhưng không hoàn toàn đặc hiệu cho gan vì có thể là các bệnh khác gây ra: nhồi máu cơ tim, tổn thương cơ vân (viêm cơ), cường giáp,… Ngược lại, các enzyme này có thể bị giảm khi lượng Ure trong máu tăng.
Bình thường, ferritin ở nam là 100-300 mg/L, ở nữ 50-200 mg/L. Việc giảm ferritin thường gặp nếu người bệnh ăn thiếu chất sắt, thiếu máu, thiếu sắt, ăn chay trường, thiếu máu tán huyết mạn, người thường hiến máu nhân đạo, chạy thận nhân tạo. Còn việc tăng ferritin thì thường gặp với người bệnh ứ sắt ở mô, ung thư gan, phổi, tụy, vú, thận, bệnh huyết học, hội chứng viêm và nhiễm trùng, ngộ độc rượu,…
Nhóm xét nghiệm khảo sát chức năng bài tiết và khử độc
Bilirubin huyết thanh: Bilirubin là sản phẩm chuyển hóa của hemoglobin và các enzyme. Hơn 90% Bilirubin được tạo ra từ sự thoái biến của hồng cầu gồm hai thành phần là Bilirubin gián tiếp và Bilirubin trực tiếp. Tăng bilirubin gián tiếp (thuờng < 15 mg/dL): có thể do tăng sản xuất bilirubin (tán huyết, tạo hồng cầu không hiệu quả, tái hấp thu từ khối máu tụ) hoặc do giảm bilirubin tại tế bào gan (hội chứng Gilbert). Tăng bilirubin trực tiếp: do các bệnh lý gan mật, có thể do giảm bài tiết bilirubin vào tiểu quản mật hoặc do ứ mật trong gan hay ngoài gan.
Bilirubin niệu: Chỉ hiện diện ở bilirubin trực tiếp. Khi có bilirubin niệu, người bệnh chắc chắn có vấn đề về gan mật. Bilirubin niệu có thể được phát hiện nhanh chóng nhờ que thử. Kết quả có thể là dương tính trước khi có vàng da rõ trên lâm sàng, nhưng khi bệnh nhân hết vàng da, Bilirubin niệu trở về âm tính trước khi giảm bilirubin huyết.
Urobilinogen: Đây là chất chuyển hóa của Bilirubin tại ruột, được tái hấp thu vào máu theo chu trình từ Ruột - Gan rồi sau đó cũng đượ bài tiết qua nước tiểu. Trong trường hợp tắc mật hoàn toàn, sẽ không có urobilinogen trong nước tiểu. Urobilinogen trong nước tiểu tăng cao trong trường hợp tán huyết (tăng sản xuất), xuất huyết tiêu hóa hoặc bệnh lý gan. Bình thường urobilinogen dao động từ 0,2 - 1,2 đơn vị (phương pháp Watson).
Nhóm xét nghiệm khảo sát chức năng tổng hợp
Theo như các bác sĩ tại Phòng Khám Nam Phụ Khoa HCM cho biết, đây là nhóm xét nghiệm giúp đo nồng độ protein huyết tương, được tổng hợp từ gan.
Albumin huyết thanh: Gan là cơ quan duy nhất tổng hợp albumin cho cơ thể. Albumin giúp duy trì áp lực keo trong lòng mạch và là chất trung gian vận chuyển các chất vào trong máu, đặc biệt là các chất trong thuốc uống. Người bình thường có lượng albumin là 35 - 55 g/L. Lượng albumin máu chỉ giảm đối với những người bệnh gan mạn tính (xơ gan) hoặc khi tổn thương gan rất nặng. Ở bệnh nhân xơ gan cổ trướng, lượng albumin giảm còn do bị thoát vào trong dịch báng. Ngoài ra còn gặp trong suy dinh dưỡng hoặc bị mất albumin bất thường qua đường tiểu (hội chứng thận hư) hoặc qua đường tiêu hóa (viêm đại tràng mạn).
Globulin huyết thanh: Đây là chất được sản xuất từ nhiều bộ phận khác nhau trong cơ thể, bao gồm nhiều loại protein vận chuyển các chất trong máu và các kháng thể tham gia hệ thống miễn dịch thể dịch. Với người bệnh xơ gan thì Globulin sẽ tăng cao. Ngoài ra, việc tăng nồng độ Globulin cũng có thể là do một số loại bệnh gan đặc biệt khác. Ví dụ như IgG tăng trong viêm gan tự miễn, IgM tăng trong xơ gan ứ mật nguyên phát.
>>> Lưu ý: bài viết nguồn copy trên mạng, chỉ dành cho trình duyệt được chia sẻ.