⚕️ Đi Cầu Ra Máu Tươi - Đau Rát Hậu Môn Có Phải Bị Trĩ?

Tham vấn y khoa:BasiNguyen
10 / 10 (2 bình chọn)
⚕️ Đi Cầu Ra Máu Tươi - Đau Rát Hậu Môn Có Phải Bị Trĩ?
hình ảnh phòng khám đa khoa hồng phong

Tình trạng đi cầu ra máu tươi - đau rát hậu môn là một dấu hiệu, triệu chứng thường gặp của các nhóm bệnh lý liên quan đến khu vực hậu môn trực tràng. Tùy thuộc vào từng nguyên nhân và tình trạng bệnh cụ thể, người bệnh sẽ có những dấu hiệu và triệu chứng hoàn toàn khác nhau. Vậy đối với trường hợp đi ngoài ra máu đau rát hậu môn có phải dấu hiệu bệnh trĩ hay không? Mời bạn đọc cùng tiếp tục theo dõi qua bài viết được tổng hợp bên dưới.

Trường hợp đại tiện ra máu tươi không phải là một triệu chứng quá xa lạ, lượng máu được chảy ra có thể xen lẫn vào phân, hoặc thậm chí là nhỏ giọt. Nếu tình trạng này chấm dứt sau vài ngày thì bạn không cần quá lo lắng, nhưng ngược lại nếu kéo dài trong nhiều ngày, thì đây được xem là dấu hiệu của nhiều bệnh lý bất thường liên quan đến vùng hậu môn trực tràng. Tuy nhiên, đa phần khi người bệnh gặp phải triệu chứng này lại khá chủ quan, đến khi bệnh biến chứng nặng rồi mới bắt đầu chủ động đi khám. Khi đó, vì tình trạng mất máu kéo dài, sẽ khiến cho bệnh càng trở nên trầm trọng hơn, thậm chí khiến cho quá trình điều trị về sau khó khăn hơn bình thường.

Tư vấn ngayGọi ngay

Đi cầu ra máu tươi - đau rát hậu môn có phải bị trĩ?

đi cầu ra máu tươi - đau rát hậu môn

Đi cầu ra máu tươi - đau rát hậu môn

Đau rát hậu môn - đi cầu ra máu tươi có phải bị trĩ hay không? Theo Bác sĩ - Trưởng khoa Ngoại Tổng hợp tại Phòng khám Nam Phụ khoa HCM đã cho biết, một trong những triệu chứng đặc trưng và điển hình nhất ở người bị bệnh trĩ chính là hiện tượng đi cầu ra máu tươi - đau rát hậu môn. 

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do sự căng giãn nở quá mức của các đám rối tĩnh mạch trĩ trong thời gian dài, từ đó về sau dẫn đến việc hình thành nên các búi trĩ. Bên cạnh đó, vì trong búi trĩ có cấu tạo nhiều khoang rỗng để lưu trữ lại máu tươi mỗi khi dòng máu giàu oxy được luân chuyển qua vùng hậu môn - trực tràng. Chính vì vậy, khi kích thước của các búi trĩ càng to, thì điều này cũng đồng nghĩa với việc khiến cho lượng máu lắng đọng bên trong sẽ càng lớn.

Do đó, mỗi khi người bệnh dùng lực mạnh để rặn khi đi đại tiện, với lượng phân bị ép chà sát và trượt qua bề mặt búi trĩ để ra bên ngoài, sẽ khiến cho các thành mạch búi trĩ bị vỡ và dẫn đến hiện tượng máu có xu hướng chảy ra cùng với phân (hay còn được gọi là hiện tượng búi trĩ chảy máu), từ đó khiến cho người bị trĩ sẽ thường xuyên gặp phải triệu chứng chảy máu mỗi khi đi đại tiện.

Tư vấn ngayGọi ngay

Thông thường, người bệnh trĩ sẽ gặp phải tình trạng đi ngoài ra máu phổ biến khi bệnh đang ở cấp độ 1 - giai đoạn búi trĩ mới hình thành. Tuy nhiên, vì đây là giai đoạn bệnh vẫn còn khá nhẹ, búi trĩ chảy máu không thường xuyên, mức độ chảy máu ít, nên chất lượng cuộc sống của người bệnh sẽ không bị ảnh hưởng nhiều. Ngược lại, nếu bệnh trĩ ở cấp độ nặng, tình trạng chảy máu diễn ra nhiều hơn, nếu không được can thiệp khắc phục sớm, người bệnh sẽ có nguy cơ đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm về sau.

Tư vấn ngayGọi ngay

Phân biệt đi cầu ra máu tươi do bệnh trĩ với các bệnh lý khác

đau rát hậu môn có phải dấu hiệu bệnh trĩ

Đau rát hậu môn có phải dấu hiệu bệnh trĩ 

Vì triệu chứng đi cầu ra máu tươi - đau rát hậu môn còn chính là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác. Do đó, người bệnh cần phải nắm chính xác các thông tin về bệnh, để từ đó phòng tránh trường hợp nhầm lẫn trong quá trình điều trị.

   Cách nhận biết đi ngoài ra máu tươi - đau rát hậu môn do trĩ

​   Vì lượng máu do bệnh trĩ khá giàu oxy, nên thường sẽ có màu đỏ tươi, máu không lẫn trong phân và hầu như có thể quan sát bằng mắt thường; hoặc máu chảy sau phân, có thể chảy cùng với phân mỗi khi người bệnh đi đại tiện;

​   Lượng máu cho người bệnh trĩ sẽ có sự thay đổi về tần suất lẫn số lượng, tùy vào từng cấp độ từ nhẹ đến nặng. Cụ thể như:

       Bệnh trĩ chảy máu cấp độ 1: Giai đoạn này, lượng máu chảy ra sẽ rất ít, cũng như tần suất xuất hiện ít, không thường xuyên. Người bệnh chỉ có thể phát hiện khi vô tình quan sát trên giấy vệ sinh, hoặc mắt thường.

       Bệnh trĩ chảy máu cấp độ 2: Người bệnh trĩ sẽ có xu hướng ra máu hậu môn nhiều hơn khi các búi trĩ bắt đầu phát triển với kích thước to. Tuy nhiên, so với giai đoạn sau, thì tình trạng chảy máu do trĩ độ 2 vẫn ít hơn và việc chữa trị cũng dễ dàng hơn nhiều.

       Chảy máu trĩ độ 3: Các búi trĩ vào giai đoạn này sẽ có xu hướng chảy máu với tần suất dày, máu cũng sẽ chảy theo dạng giọt gianh, thậm chí là chảy máu nhỏ giọt (đối với trường hợp nặng). Bên cạnh đó, lúc này các triệu chứng đi ngoài ra máu tươi cũng trở nên rõ ràng hơn. Thậm chí khiến cho người bệnh bị thiếu máu nếu không được can thiệp điều trị kịp thời.

       Chảy máu trĩ độ 4: Đây cũng chính là giai đoạn nặng nhất của bệnh, các búi trĩ thậm chí chảy máu rất nhiều mỗi khi người bệnh dùng lực để rặn mỗi khi đi đại tiện. Có thể xuất hiện tình trạng đi ngoài ra máu tươi nhỏ giọt, hoặc đi cầu ra máu. Tuy nhiên nhìn chung, nếu trong giai đoạn này mà người bệnh không được can thiệp điều trị kịp thời, sẽ có nguy cơ dẫn đến tình trạng vỡ búi trĩ, gây chảy máu, cũng như đi kèm theo đó là nhiều biến chứng nguy hiểm.

Tư vấn ngayGọi ngay

​   Dấu hiệu bệnh trĩ đi kèm: Đi ngoài ra máu, sa lòi búi trĩ (lòi dom)...

​   Đau rát vùng hậu môn, sưng phù nề xung quanh hậu môn và búi trĩ;

​   Xuất hiện dịch nhầy, từ đó khiến hậu môn luôn bị ẩm ướt, dễ gây nguy cơ nhiễm khuẩn búi trĩ sau này;

​   Người bệnh thường xuyên có cảm giác đau đớn, khó chịu…

đi cầu ra máu tươi có phải bị trĩ

Đi cầu ra máu tươi có phải bị trĩ 

   Dấu hiệu đi ngoài ra máu tươi do các bệnh lý khác

Bên cạnh nhóm bệnh trĩ gây ra tình trạng đi cầu ra máu tươi - đau rát hậu môn , thì hiện tượng này còn có thể liên quan đến những nhóm bệnh lý khác như:

​   Đi cầu ra máu tươi - đau rát hậu môn do nứt kẽ hậu môn: Nứt kẽ hậu môn là bệnh lý có triệu chứng điển hình chính là tình trạng đau rát vùng hậu môn. Từ đó, khiến cho người bệnh gặp nhiều khó khăn trong quá trình đi đại tiện, vệ sinh hàng ngày, thậm chí là đi cầu ra máu, máu tươi có thể chảy thành giọt. Thông thường, bệnh dễ bắt gặp ở những đối tượng đang bị táo bón, rặn nhiều khiến hậu môn bị rách, sưng đau… thậm chí là biến chứng loét, nhiễm khuẩn hậu môn.

​   Đi ngoài ra máu tươi - đau rát hậu môn do áp xe hậu môn và rò hậu môn: Đây là 2 nhóm bệnh lý là nguyên nhân của tình trạng đi vệ sinh bị chảy máu và đau rát hậu môn. Vì áp xe là các ổ chứa dịch mủ nằm tại khu vực cạnh hậu môn, hoặc trực tràng, cũng như rò hậu môn là những đường dẫn tuyến bị nhiễm trùng bên trong ra ngoài vùng da cạnh hậu môn. Nên khi đó, nếu người bệnh không may mắc phải, sẽ đối mặt với những triệu chứng như: đau rát hậu môn, sưng nóng, hậu môn tiết dịch có mùi hôi khó chịu… Khi đó, bệnh nhân sẽ cần phải bắt buộc can thiệp điều trị bằng phương án phẫu thuật mới có thể mang đến hiệu quả điều trị tốt nhất.

​   Đại tiện ra máu tươi - đau rát hậu môn do nhiễm nấm, hoặc các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục: Đối với bệnh nhân bị nấm, hoặc các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục (lậu, giang mai, HPV…) cũng sẽ có triệu chứng đau vùng hậu môn trực tràng ở mức độ ít, hoặc vừa. Các cơn đau sẽ diễn ra thường xuyên và luôn có triệu chứng đi kèm là chảy dịch, chảy máu, hoặc ngứa vùng hậu môn.

Tư vấn ngayGọi ngay

​   Đi cầu ra máu tươi - đau rát hậu môn do ung thư hậu môn: Trong một số trường hợp khác, tình trạng đau rát hậu môn còn liên quan đến nhóm bệnh lý ung thư. Nếu người bệnh vẫn chủ quan, dẫn đến tình trạng này kéo dài, sẽ có nguy cơ hình thành nên những khối u về sau, gây chảy máu và dẫn đến các cơn đau ngày càng tăng. Bên cạnh đó, những triệu chứng đi kèm khác khi người bệnh bị ung thư hậu môn như: đại tiện ra máu, sụt cân đột ngột, đau rát hậu môn, mệt mỏi, cơ thể không hấp thụ được các chất dinh dưỡng từ thức ăn…

Trên đây là tất cả những chia sẻ, giải đáp cho câu hỏi đi cầu ra máu tươi - đau rát hậu môn có phải bị trĩ hay không, hy vọng sẽ giúp cho người bệnh có thêm những kiến thức bổ ích nhất. Cũng như nếu không may rơi vào trường hợp triệu chứng này, cần phải nhanh chóng kiểm tra, thăm khám càng sớm càng tốt, vì đây được xem là một biểu hiện bất thường liên quan đến sức khỏe đường tiêu hóa. Thông qua quá trình thăm khám, Bác sĩ sẽ xác định chính xác tình trạng bệnh, mức độ hiện tại và từ đó đưa ra phương án điều trị phù hợp và hiệu quả nhất.

đi cầu ra máu tươi - đau rát hậu môn

Tư vấn ngayGọi ngay

Nếu bạn vẫn còn đang băn khoăn không biết nên thăm khám và điều trị các bệnh lý về hậu môn trực tràng ở đâu uy tín tại TPHCM , thì hãy tin tưởng và tìm đến với Phòng khám Nam Phụ khoa HCM - Địa chỉ khám chữa bệnh chuyên khoa được hoạt động dưới sự giám sát và chứng nhận từ Sở Y tế TPHCM. Chính vì vậy, mọi thông tin về tính minh bạch về Pháp lý tại đây luôn được đảm bảo, người bệnh có thể hoàn toàn yên tâm khi đến đây trải nghiệm chất lượng dịch vụ.

Để được hỗ trợ tư vấn thêm thông tin về bệnh lý, cũng như được đặt lịch thăm khám tại Phòng khám Nam Phụ khoa HCM . Vui lòng để lại thông tin tư vấn ẩn danh miễn phí qua khung hỗ trợ bên dưới. Đội ngũ chuyên gia Y tế sẽ luôn tức trực theo dõi và hỗ trợ đến bạn một cách nhanh chóng nhất trong mọi khung giờ.

Bài viết: ⚕️ Đi Cầu Ra Máu Tươi - Đau Rát Hậu Môn Có Phải Bị Trĩ?

Được đăng bởi: Chuyên Viên Tư Vấn Ngân

Ngày:

BÀI VIẾT XEM THÊM
HỖ TRỢ TƯ VẤN 24/7

Đặt hẹn, tư vấn Online 24/24 miễn phí

Chào bạn! Tôi là bác sĩ tư vấn trực tuyến, hãy đặt câu hỏi để được tư vấn miễn phí.

Cuộc đối thoại đã được bảo mật, mời bạn đặt câu hỏi!

Chat với Bác Sĩ Gọi cho Bác Sĩ
hình ảnh phòng khám đa khoa hồng phong

Ưu đãi từ 25/06 đến 15/07/2018, giảm 10% chi phí phẫu thuật và điều trị, xét nghiệm tổng quát nam khoa 450.000đ, bệnh xã hội 250.000đ, 20% chi phí thủ thuật và 30% phí kiểm tra thai.

Gọi ngay x